Đưa Việt Nam tham gia vào thị trường sản xuất thiết bị chẩn đoán và điều trị ung thư hàng đầu thế giới

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp hiện nay hầu như đều tập trung vào việc xây dựng bệnh viện và phân phối thiết bị y tế mà đang bỏ quên một việc vô cùng quan trọng để phát triển nền y học nước nhà cũng như đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam đó là việc đầu tư vào các công nghệ chế tạo và sản xuất thiết bị y tế tiên tiến trên thế giới.

Theo ông Etienne Szivo, Phó chủ tịch điều hành Siemens Healthcare khu vực châu Á - Thái Bình Dương “thị trường thiết bị y tế Việt Nam là thị trường đang phát triển với rất nhiều tiềm năng: Việt Nam hầu như chưa sản xuất được trang thiết bị y tế cũng như các giải pháp chăm sóc sức khỏe công nghệ cao, mà hiện nhập khẩu tới hơn 90%. Thêm vào đó, đầu tư cho y tế từ ngân sách nhà nước lẫn tư nhân đang gia tăng nhanh”

Chính vì vậy, ông John Công Nguyễn - người tiên phong đưa các thiết bị chẩn đoán, điều trị ung thư trên thế giới về Việt Nam và nay, với tâm nguyện đưa Việt Nam tham gia vào thị trường chế tạo, sản xuất, phát triển thiết bị y tế tân tiến trên thế giới.  Ông đã mời các chuyên gia hàng đầu tại Mỹ có nhiều phát minh trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị ung thư đến Việt Nam tham dự và tổ chức các buổi hội thảo về các công nghệ mới này nhằm mục đích cho Việt Nam thấy được các kỹ thuật tiên tiến và tham gia cơ hội đầu tư sản xuất thiết bị Y tế kỹ thuật cao.  Đây cũng là tiền đề cho việc xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị chẩn đoán và điều trị ung thư tại Việt Nam.

Hình ảnh 1: BS. Michael D.Weil, ông Curtis Allen, GS. TS. Douglas P.Boyd, GS.TS Mai Trọng Khoa, ông John Công Nguyễn (theo thứ tự từ trái qua phải)

Hình ảnh 2: GS.TS. Trần Văn Thuấn phát biểu khai mạc

Các buổi hội thảo đều được tổ chức với sự tham dự và quan tâm đặc biệt của Bộ y tế, Ban lãnh đạo, y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K và các nhà đầu tư tiềm năng.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu về các công nghệ mới tiên tiến nhất hiện nay như công nghệ TumoTrack – là công nghệ duy nhất trên thế giới tái tạo hình ảnh 3D theo thời gian thực trong khi các máy CT hiện tại phải quay hết một vòng sau đó mới tạo hình ảnh 3D.

Tiếp đó phải kể đến công nghệ LCRS KV Linac - điều trị ung thư bằng năng lượng KV và lắp đặt trong phòng như phòng máy CT thông thường.

Hay các công nghệ khác như: máy CT Ovis 100 32 - tầm soát ung thư với liều bức xạ CT thấp nên bệnh nhân ít bị phơi nhiễm xạ; máy Dual-Source Electron Beam CT – chụp hình tìm mạch thế hệ mới nhất và cho kết quả nhanh hơn so với các thiết bị cũ; công nghệ ống dẫn sóng trong điều trị ung thư …

Với sự quan tâm và đầu tư cho những kế hoạch và các phát minh nêu trên sẽ giúp các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường y tế thế giới nói chung và phát triển nền y học nước nhà nói riêng, qua đó cũng cho thấy được tinh thần gắn kết tập thể để đưa Việt Nam vươn xa hơn nữa trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị ung thư.

Đây cũng chính là một cơ hội hiếm để chúng ta có thể cùng nhau xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị y tế ung thư đầu tiên tại Việt Nam.

 

Thông tin liên hệ đầu tư:

Lê Mơ:  Email: mo.le@med-aid.com; Phone: :   +84 943 675 855

Lê Mơ

Nguồn: 

med-aid.vn